Thực hư việc xe điện chống nước đi dưới trời mưa ngập?
14/09/2021Khi nhắc đến xe điện hầu hết ai cũng nghĩ đến hoàn cảnh phải dắt xe, cháy chập nổ trong khi đang dùng mà gặp trời mưa. Nhưng thực tế hiện nay có nhiều đơn vị bán hàng đã tư vấn loại xe điện chống nước, có thể đi dưới trời mưa, lội qua đường ngập. Vậy chuyện này có thực hay không?
Sơ lược về cách thức hoạt động của xe điện
Xe điện là từ để chỉ chung cho hai loại xe đạp điện và xe máy điện. Ở các bài tin khác chúng tôi đã gửi tới bạn đọc khái niệm phân biệt xe đạp điện và xe máy điện. Các loại xe điện hiện tại mà chúng ta đang sử dụng, đều chuyển động nhờ động cơ điện và năng lượng được lấy từ bình ắc quy hoặc pin được gắn trên xe. Như vậy vấn đề ở đây, chiếc xe điện hoạt động được là ở 3 bộ phận chính: Động cơ điện, ắc quy và bộ IC điều khiển.
Khi động cơ được nhận điện ở ắc quy, thông qua tín hiệu xử lí từ bộ điều khiển, do người dùng tác động lên các nút chức năng sẽ kích hoạt động cơ chuyển động quay. Thông thường động cơ được đặt trong bánh sau của xe. Khi động cơ quay đồng nghĩa bánh sau quay tạo lực đấy đưa xe tiến về phía trước.
Hiểu mấu chốt của vấn đề và hướng xử lí
Như vậy cả ắc quy, bộ điều khiển và động cơ đều gắn trực tiếp trên xe, đặc biệt động cơ điện lại nằm trong bánh xe – nơi tiếp xúc thường xuyên với mặt đường, va chạm sốc hay đường ngập nước… Việc của nhà sản xuất muốn tạo ra một chiếc xe điện chống nước chính là phải tối ưu hóa sự an toàn cho 3 bộ phận chính này.
Bộ điều khiển
Do có kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ, nên nhà sản xuất hoàn toàn có thể bố trí chỗ lắp đặt hợp lí, tránh được ngập nước, tránh được mưa rơi từ bên ngoài vào.
Bộ ắc quy
Ắc quy xe điện hiện nay toàn bộ đều sử dụng loại bình khô, hàn kín. Điều này đã khiến cho việc sử dụng được dễ dàng hơn, người dùng không cần phải định kì mở bình điện để bổ sung nước. Dung dịch điện phân ở trong bình dạng gel, vỏ bình hàn kín nên không lo xâm nhiễm nước.
Động cơ điện
Đây chính là vấn đề phải nghĩ tới không chỉ là mong muốn của khách hàng mà chính nhà sản xuất cũng luôn muốn tối ưu hóa tính chống chịu nước cho bộ phận động cơ điện này. Nhược điểm là động cơ phải nằm trong bánh sau của xe, nếu đường ngập thì chắc chắn động cơ sẽ ngâm trong nước và có thể làm cháy chập cuộn dây. Việc tạo ra một chiếc xe điện chống nước thực sự phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề xử lí động cơ.
Tất cả các nhà sản xuất đều biết điều này nhưng để có công nghệ khiến động cơ được kín nước chống xâm nhiễm thì: một là chi phí tăng cao khiến giá thành sản phẩm đầu ra vượt ngưỡng chi trả của số đông người dùng. Thứ hai là ngay tại chính nhà sản xuất nào đó không đủ điều kiện công nghệ để sản xuất ra động cơ có tính kháng nước.
Sự thực những sản phẩm xe điện mới đã có tính kháng nước rất tốt
Hiện tại một số hãng lớn đã đầu tư nâng cấp dây chuyền nên các sản phẩm cũng nâng cao chất lượng hơn. Trong số đó phải kể đến thương hiệu Yadea – hãng xe điện nổi tiếng từ Hong Kong. Các sản phẩm chuyên xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Đức và hiện tại đã đặt nhà máy ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Ở những sản phẩm xe điện cao cấp của hãng bạn hoàn toàn tìm thấy thông tin về các mẫu xe điện chống nước, chúng sẽ được đánh giá theo từng cấp độ chỉ số.
Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp những đoạn video, hình ảnh trên mạng internet ghi lại những khoảnh khắc các bạn trẻ đi xe điện khi đường phố Hà Nội hoặc Sài Gòn ngập tràn trong nước.
Điều thú vị là trong khi các xe máy chạy xăng khi gặp nước nếu không ướt bugi thì cũng ngập ống xả chết máy thì xe điện vẫn đi lại bình thường qua vùng ngập nước.
Tuy nhiên bạn cũng nên trang bị một số kiến thức cho mình khi tìm hiểu mua xe điện. Lí do bởi vì một số người bán hàng không thực sự tư vấn cho bạn đúng chủng loại hoặc tư vấn đúng mức độ chống chịu nước cho các loại xe điện. Hệ quả là muốn mua một chiếc xe điện chống nước nhưng thực ra vẫn đang sở hữu một chiếc xe điện thông thường.
Hãy tìm đến những hệ thống chuyên nghiệp kinh doanh xe điện để đảm bảo nhận được những tư vấn tốt nhất.