Câu hỏi thường gặp

Xe chạy điện ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn

10/09/2021

Xe chạy điện nói chung và các xe đạp điện, xe máy điện, xe ô-tô điện nói riêng hiện nay đã không còn quá xa lạ với người dùng Việt Nam. Tuy nhiên trước giờ vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng xe chạy điện chỉ là trào lưu, sẽ nhanh chóng bị đào thải trong vài năm. Trên thực tế theo phân tích đánh giá của các chuyên gia cách ngành liên quan, thị trường xe điện ở Việt Nam mới chỉ ở thời gian ban đầu. Và trong tương lai sẽ liên tục phát triển, có xu hướng thay thế nhiều phương tiện đi lại hiện tại.

Điểm qua những thông tin tổng hợp về thị trường xe chạy điện thế giới

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sau một thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng, đã có 10 triệu chiếc xe chạy điện trên toàn thế giới vào cuối năm 2020.
Tính riêng năm 2020, khoảng 3 triệu ô tô điện đã được bán trên toàn cầu (chiếm 4,6% thị phần trên thế giới), tăng 41% so với năm 2019, bất chấp sự sụt giảm 16% của doanh số bán ô tô trên toàn thế giới do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong đó, Châu Âu (1,4 triệu xe điện) lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc (1,2 triệu xe điện) trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới.

Sản phẩm gợi ý:
xe-chay-dien-yadea-g5
Hongkong Yadea G5 – Hãng xe điện xuất khẩu hàng đầu thế giới

Hiện các chính phủ trên thế giới đã chi 14 tỷ USD để hỗ trợ doanh số bán ô tô điện, tăng 25% so với năm 2019, chủ yếu từ các chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn ở Châu Âu.
Trong quý đầu tiên của năm 2021, doanh số bán ô tô điện toàn cầu tăng khoảng 140% so với cùng kỳ năm 2020, được thúc đẩy bởi doanh số bán xe ở Trung Quốc với khoảng 500.000 xe và ở Châu Âu với khoảng 450.000 xe. Doanh số bán ô tô điện tại Hoa Kỳ tăng hơn gấp đôi so với quý đầu tiên của năm 2020.

Lộ trình 3 giai đoạn với mục tiêu hướng đến 4,5 triệu xe điện vào năm 2050

Nhận định của các chuyên gia

Khi đề xuất các giải pháp chính sách cụ thể, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nêu, cần phải có các trụ cột gồm: áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện trên cơ sở mức phát thải CO2 ra môi trường; xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vượt trội nhằm thu hút đầu tư các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện, tập trung vào các dòng xe chạy điện chưa sản xuất tại các quốc gia trong khu vực, hướng vào thị trường xuất khẩu; phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp điện sạch cho các trạm sạc điện;…

xe-chay-dien-hoi-thao
Hội thảo trực tuyến theo công nghệ 3D ảo – Nguồn: Vietnamnet

Ông Trần Quang Hà – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GTVT cũng cho rằng, ngoài chính sách liên quan đến luật pháp, thuế, phí,… thì Nhà nước cần có ngay lộ trình cụ thể và quan trọng nhất là sớm ban hành bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan xe chạy điện phù hợp để các doanh nghiệp có hướng sản xuất và đầu tư dài hạn”.

Tại Việt Nam hiện nay, mới chỉ có Vinfast công bố sản xuất xe điện. Dự kiến, hãng xe điện Vinfast tung ra khoảng 10.000 chiếc xe điện “made in Vietnam”. Còn lại, đa phần các mẫu xe điện hiện diện tại Việt Nam chủ yếu được các hãng nhập về giới thiệu để quảng bá thương hiệu, công nghệ chứ chưa đi vào bán thương mại.

Đề xuất lộ trình 3 giai đoạn

Tại hội thảo, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã đề xuất ý tưởng lộ trình phát triển xe chạy điện hoá Việt Nam từ nay đến 2050 thành 3 giai đoạn.

Trong đó, ở giai đoạn khởi đầu từ (2021-2030), Việt Nam sẽ đạt mức 1 triệu xe điện hoá vào khoảng năm 2028.

Ở giai đoạn 2 (từ 2030-2040) tăng trưởng nhanh, Việt Nam duy trì tỷ lệ xe điện hoá tăng trưởng nhanh, đến năm 2040 sẽ đạt khoảng 3,5 triệu xe.

Giai đoạn 3 (từ 2040-2050) tăng trưởng ổn định sẽ đạt 4,5 triệu xe vào năm 2050 và bão hoà sau đó với tỷ lệ xe điện hoá bán ra là 100%.

Tuy nhiên VAMA cũng cho rằng, định hướng phát triển và đưa ra lộ trình còn phải phụ thuộc vào định hướng, năng lực và quy mô của từng quốc gia.

Đại diện Vin Fast – có nhận định gì?

Dưới góc nhìn của nhà sản xuất “nội”, bà Phan Thị Thùy Dương, Giám đốc Trung tâm phát triển trạm Pin VinFast khẳng định, Việt Nam đang đứng trước cơ hội “Vàng” để phát triển ngành xe chạy điện. Đặc biệt Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực có doanh nghiệp nội sản xuất thành công ô tô điện, có cơ hội vượt lên dẫn trước ở lĩnh vực này trong khu vực.

xe-chay-dien-oto-dien-vinfast
Một sản phẩm ô-tô điện của Vinfast

Hơn nữa, căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tạo ra làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước lân cận. Trong khi đó, các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đang chạy đua để thu hút đầu tư, ngay cả Singapore, vốn đã ngừng sản xuất ô tô gần 30 năm nay, hiện cũng đã có dự án phát triển ô tô điện.
Với những lợi thế đó, đây được coi là cơ hội “Vàng” cần kịp thời nắm bắt, nếu chậm trễ, để một hai năm nữa, khi các nước trong khu vực đã hoàn thiện nền tảng pháp lý và hạ tầng trước, Việt Nam sẽ mất đi cơ hội hiếm hoi có một không hai này.

Để nắm bắt cơ hội “Vàng” này, VinFast cho rằng, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp luật; đưa trạm sạc (nạp) pin trở thành một hạng mục bắt buộc có trong hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ; hạ tầng đô thị. Đồng thời đưa quy hoạch trạm sạc vào quy hoạch hạ tầng giao thông, đô thị và quy hoạch mạng lưới hạ tầng điện đi kèm theo một cách đồng bộ.

Tổng kết

Như vậy chúng ta có thể thấy ngành sản xuất xe chạy điện sẽ còn rất phát triển hứa hẹn sự bùng nổ trong tương lai. Việc ngoài đường những chiếc xe điện dần chiếm số lượng của xe động cơ đốt trong là điều tất yếu xảy ra. Việc ngày hôm nay bạn đang sử dụng bất kì một sản phẩm xe điện nào cũng đã ít nhiều thể hiện bạn đang là những người đầu tiên đặt chân vào kỉ nguyên công nghệ xanh – công nghệ của năng lượng tái tạo.

Nguồn: Tổng hợp từ Vietnamnet & Bnews