Xe Đạp Điện Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Xe Đạp Điện
08/11/2024Xe đạp điện là gì, có cấu tạo như thế nào? Rất nhiều người có ý định sử dụng xe đạp điện muốn tìm hiểu kỹ về phương tiện này nên để biết được thông tin chính xác, bạn hãy tham khảo nội dung sau đây của Xe Điện Việt Thanh.
Xe đạp điện là gì? Tìm hiểu chung
Xe đạp điện là một loại xe đạp hai bánh được lắp động cơ. Xe vận hành bằng ắc quy hoặc PIN. Vận tốc của xe đạp điện thường dao động ở mức từ 25 – 32 Km/giờ. Công suất động cơ khoảng 250W – 300W.
Chức năng của xe đạp điện phù hợp cho mục đích di chuyển quãng đường ngắn, chủ yếu gần khu vực sinh sống. Đối tượng có thể sử dụng xe đạp điện là hầu hết mọi người từ học sinh tới người lớn.
Xem thêm >>>Phân biệt xe đạp điện và xe máy điện đơn giản nhất
Tìm hiểu chi tiết cấu tạo xe đạp điện
Xe đạp điện có cấu tạo cơ bản giống xe đạp truyền thống bao gồm các bộ phận như: khung càng, tay lái, phanh, bánh xe, bàn đạp, chân chống… Nhưng bên trong xe đạp điện còn có các bộ phận khác phức tạp hơn kết hợp thành hệ thống vận hành của phương tiện. Cụ thể đó là:
Động cơ
Động cơ xe đạp điện có vị trí ở thân xe hoặc trục giữa bánh sau. Chức năng chính của động cơ là chuyển hoá điện năng từ ắc quy thành công năng, tạo ra lực xoay giúp bánh xe chuyển động.
Động cơ được sử dụng cho xe đạp điện hiện nay có hai loại là động cơ có chổi than và không chổi than. Trong đó động cơ không chổi than là loại phổ biến hơn.
Xem thêm >>> Tìm hiểu động cơ xe điện để mua xe khoẻ, dùng bền
Tay ga
Tay ga trên xe đạp điện nằm ở phía bên phải có chức năng điều chỉnh tốc độ của xe. Bên trong tay ga có nam châm và cảm biến kết nối với bộ điều khiển của xe. Khi vặn ga, cảm biến hoạt động sẽ truyền tín hiệu tới bộ điều khiển để nó điều chỉnh tốc độ động cơ. Mức độ di chuyển nhanh chậm của xe phụ thuộc vào sự phối hợp giữa cảm biến tay ga và bộ điều khiển xe. Lực ga mạnh sẽ truyền tín hiệu đến bộ điều khiển để điều chỉnh xe đi với tốc độ cao và ngược lại, khi người điều khiển giảm lực vặn ga, xe sẽ di chuyển chậm dần hoặc dừng lại.
Bộ điều khiển IC
Bộ điều khiển xe đạp điện hay còn gọi là IC là một hệ thống mạch điện tinh vi và phức tạp gồm nhiều linh kiện điện tử như transistor, điện trở, tụ điện. IC có rất nhiều chức năng quan trọng như điều chỉnh động cơ, kiểm soát năng lượng ắc quy, quản lý các thiết bị điện trên xe bao gồm còi, đèn, đồng hồ báo pin… Chất lượng IC có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất, độ an toàn trước các sự cố điện và độ bền của cả hệ thống.
Ắc quy, Pin
Ắc quy là thiết bị không thể thiếu, có vai trò cung cấp năng lượng cho các bộ phận trên xe đạp điện như động cơ và các thiết bị điện. Bên cạnh ắc quy, hiện nay còn có Pin với vai trò tương tự. PIN được dùng cho xe đạp điện hiện nay là loại PIN Lithium có hiệu suất và độ bền tốt và giá thành cao hơn.
Đèn pha, đèn xi nhan
Đèn pha ở đằng trước xe đạp điện là thiết bị có chức năng chiếu sáng, hỗ trợ người dùng quan sát khi di chuyển. Các loại đèn pha phổ biến cho xe đạp điện là đèn Halogen và đèn LED.
Bên cạnh đèn pha là đèn xin nhan được bố trí hai bên giúp người lái đưa ra tín hiệu rẽ với người tham gia giao thông khác.
Ổ khoá xe
Ổ khóa xe đạp điện có chức năng chính là dùng để mở (khởi động) hoặc đóng hệ thống điện trên xe và khóa bánh xe nhằm đảm bảo an toàn khi xe không được sử dụng.
Các nút điều khiển
Hệ thống các nút công tắc nguồn, đèn pha, xi nhan đèn, còi được bố trí trên tay lái của xe đạp điện giúp người lái thuận tiện sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của xe đạp điện
Nguyên lý hoạt động cơ bản của xe đạp điện dựa trên sự phối hợp giữa các bộ phận ắc quy, động cơ và bộ điều khiển. Khi người dùng mở khoá xe và bắt đầu vặn ga, năng lượng từ ắc quy sẽ được truyền đến động cơ thông qua bộ điều khiển. Động cơ tiếp nhận năng lượng và tạo ra lực xoay để làm bánh xe chuyển động.
Trên đây, Xe Điện Việt Thanh đã giới thiệu khái niệm và phân tích chi tiết cấu tạo của xe đạp điện để bạn hiểu hơn về phương tiện này. Tham khảo chuyên mục Tin tức xe của chúng tôi để biết thêm những thông tin hữu ích khác.